Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

6 quy tắc để nhân cách hóa (humanize) thương hiệu của bạn

Có khá nhiều ý kiến cho rằng mục tiêu tấn công của Google+ thực sự là Twitter chứ không phải là Facebook để qua đó chiếm lấy vị trí (ít nhất là) thứ 2 trong cuộc chiến về mạng xã hội. Còn hơi sớm để nói về Google+ bởi mạng xã hội này ít ra cũng vừa mới ra đời, đạt được 10 triệu người dùng sau 2 tuần ra mắt và vẫn còn rất nhiều vũ khí bí mật chưa ra mắt (ví dụ profile dành riêng cho doanh nghiệp…)


Trong khi đó, Twitter cũng đã ra đời từ năm 2006 (tới nay được 5 năm) và vẫn chưa rõ mình sẽ kiếm tiền theo cách nào ngoài việc quảng cáo qua những câu Twit (người dùng tự quảng cáo hoặc đặt qua dạng sponsor). Lật ngược lại câu hỏi, Twitter cung cấp khả năng đó nhưng liệu nó có thật sự có ích với người quản lý thương hiệu hay không, Douglas O’Donnell đã có một bài blog mang tên “Twitter Works, but Is It Working for Your Brand?” Điểm quan trọng nhất trong bài viết này có lẽ là 6 quy tắc để nhân cách hóa thương hiệu, những quy tắc hoàn toàn có thể áp dụng được cho bất cứ mạng xã hội nói chung nào chứ không phải chỉ riêng Twitter.


6 Rules of Humanizing Your Brand



  1. Be human and humble (this should come naturally).

  2. Follow the 80% (value add content)/20% (marketing) rule.

  3. Establish Twitter-specific objectives, strategy, and measurement, and optimize.

  4. Seek out your advocates and follow them first; don’t make them find you.

  5. Interact with customers, like you would with a friend in a coffee shop.

  6. Be relevant to their interests, be available to address their needs, and embrace negative comments as opportunities.


(Bonus rule: Fire your legal and editorial departments–unless they are solution biased.)


Cá nhân mình cũng áp dụng các quy tắc này (trừ quy tắc số 3 chưa có được một chiến lược thực sự rõ ràng) và thấy rằng rõ ràng người sử dụng luôn muốn nói chuyện với một con người – chứ không phải một cái máy.


Douglas O’Donnell cũng chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa Twitter và Facebook, một điểm khác biệt chắc chắn khiến người quản trị thương hiệu rất nhọc. Đó là việc Twitter tập trung vào các cuộc đối thoại, càng tức thời bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Khách hàng hỏi, doanh nghiệp trả lời nhanh, khách hàng sướng. Khách hàng không hỏi nhưng doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng thông tin nhanh thì khách hàng cũng sướng. Một điều thú vị khác mà Douglas O’Donnell cũng mang lại là sự so sánh giữa Community Manager của Twitter và Facebook :


A community manager on Facebook will have a planned strategy, a content calendar, and some guidance on occasional real-time interactions. A community manager on Twitter should be on call, like a doctor.



Ngoài quy tắc số 3 thì có lẽ quy tắc số 6 (Be relevant to their interests, be available to address their needs, and embrace negative comments as opportunities.) cũng là một trong những quy tắc khó và gây cản trở lớn trong quá trình “nhân cách hóa” thương hiệu. Để làm tốt quy tắc này, người quản trị thương hiệu cần bỏ thời gian ra nghiên cứu cộng đồng những người follow mình, qua đó áp dụng quy tắc số 2, số 5 (đương nhiên là cả số 1) cho tốt. Không phải ai cũng có thời gian để làm việc này tốt bởi cũng như bạn bè, bạn không thể hiểu họ qua ngày một ngày hai mà cần cả quá trình lâu dài. Thêm nữa, hiểu được 1-2 người bạn thì dễ chứ hiểu được 1000-2000 rồi 1 triệu – 2 triệu người thì quả là điều không thể.


Twitter và Facebook đã tạo ra những ranh giới tương đối rõ rệt, vậy thì khi mà Google Plus sử dụng cái hay của cả hai để tạo ra sản phẩm cho riêng mình thì thực sự là … khó nói. Khó nói bởi nhiều khi nhiều cái hay quá đứng cùng với nhau chưa chắc đã hay. Trong lúc chờ đợi xem Google Plus tiếp tục phát triển ra sao, có lẽ hãy cứ làm tốt với các account liên quan tới thương hiệu của mình trên Facebook và Twitter đã.




Xem đầy đủ bài viết tại http://feedproxy.google.com/~r/randombuzz/~3/CGqNL2jf_Vc/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét